Hoạt hóa Hệ renin-angiotensin

Hệ thống này có thể được hoạt hóa khi có sự giảm thiểu thể tích máu hay sụt giảm huyết áp (như trong xuất huyết).

  1. Nếu lưu lượng nước qua các tế bào cạnh cầu thận nằm trong bộ máy cạnh cầu thậnthận giảm xuống, sau đó các tế bào cận tiểu cầu giải phóng enzyme renin.
  2. Renin sẽ tác động lên một protein trong huyết tương là angiotensinogen vốn đang ở dang bất hoạt bằng cách cắt một đoạn zymogen, chuyển nó thành angiotensin I.
  3. Angiotensin I sau đó được chuyển đổi thành angiotensin II bởi enzyme chuyển đổi angiotensin (viết tắt tiếng Anh là ACE)[4] được tìm thấy chủ yếu ở mao mạch phổi.
  4. Angiotensin II là chất có tác dụng sinh học cao của hệ renin-angiotensin, sẽ gắn lên các thụ thể nằm trên màng tế bào nội mô mao mạch, làm cho các tế bào này co thắt và mạch máu quanh chúng dẫn đến sự giải phóng aldosterone từ vùng cungtuyến vỏ thượng thận. Angiotensin II hoạt động như là hormon nội tiết, tự tiết, cận tiết, và kích thích tố nội bào.
  5. Nhà khoa học Patil Jaspal gần đây đã chỉ ra sự tổng hợp của Angiotensin III ở các tế bào thuộc thần kinh giao cảm.[5]